Mô tả sản phẩm
Tên mặt hàng | Quy cách – Hàm lượng |
Kích cỡ (mm) |
Đá vôi sống | CaO ≥ 52-56% | Các chủng loại |
SiO2 ≤ 2.0% |
1. Thành phần hóa học của Đá vôi
Công thức hóa học: CaCO3 (Cacbonat Canxi)
Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng chất canxit. Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn và cát, bitum… Nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng xẫm, màu đen.
2. Những đặc điểm chính:
Đá vôi có độ cứng 3, khối lượng thể tích 1700 ÷ 2600 kg/m3, cường độ chịu nén 1700 ÷ 2600kg/cm2, độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%. Đá vôi nhiều silic có cường độ cao hơn, nhưng giòn và cứng. Đá vôi đôlômit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường. Đá vôi chứa nhiều sét (lớn hơn 3%) thì độ bền nước kém. Đá vôi không rắn bằng đá granit, nhưng phổ biến hơn, khai thác và gia công dễ dàng hơn, nên được dùng rộng rãi hơn. Đá vôi thường được dùng làm cốt liệu cho bê tông, dùng rải mặt đường ô tô, đường xe lửa, và dùng trong các công trình thuỷ lợi nói chung, cũng như để chế tạo tấm ốp, tấm lát và các cấu kiện kiến trúc khác. Đá vôi là nguyên liệu để sản xuất vôi và xi măng. Và cũng thường được sử dụng trong ngành luyện thép nói chung.
3. Đá vôi trong luyện kim:
Vôi còn là một chất hoạt hoá cực kỳ quan trọng trong phản ứng hoàn nguyên sắt. Khi (FeO) còn cao thì hoạt hoạt hoá của nó đủ lớn để phản ứng trên xảy ra suôn sẻ. Điều này dễ thấy khi ta hất bột than vào là xỉ bồng lên rất đẹp. Khi (FeO) đã giảm đến một giá trị nào đó thì muốn tống khứ nó ra khỏi xỉ để tạo xỉ trắng là rất khó khăn.
Lúc này ta phải nhờ đến một hàm lượng (CaO) hợp lý để tạo một độ kiềm hợp lý mà tại đó hoạt độ của (FeO) gấp ~3 lần bình thường mới xảy ra phản ứng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.